Chẩn đoán dựa trên chân dung tự họa Chân dung tự họa

Một số nghệ sĩ mắc các bệnh lý thần kinh hoặc thể chất đã để lại những bức chân dung tự họa mà qua đó các nhà bệnh lý học hậu thế có thể phân tích những rối loạn trong các chức năng thần kinh của họ; nhiều phân tích trong số đó đã được đưa vào các sách giáo khoa thần kinh học.[3]

Chân dung tự họa của những nghệ sĩ mắc bệnh tâm thần mang đến cho các nhà bệnh lý học những cơ hội hiếm có để tìm hiểu về cách người mắc rối loạn về tâm lý, tâm thần hoặc thần kinh nhận thức về bản thân.

Trong một bài viết về thủ dâm, nhà tình dục học người Nga Igor Kon chỉ ra rằng một số nghệ sĩ miêu tả thói quen thủ dâm của mình trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là hội họa. Họa sĩ người Áo Egon Schiele đã tự vẽ bản thân đang thủ dâm trong một trong những chân dung tự họa của ông. Kor đánh giá rằng bức tranh này không miêu tả khoái cảm đến từ việc thủ dâm mà miêu tả cảm giác đơn độc. Các tác phẩm của Schiele cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu khác phân tích trên phương diện tính dục, trong đó có ấu dâm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chân dung tự họa http://www.research.umbc.edu/~ivy/selfportrait/bac... https://web.archive.org/web/20060903144700/http://... https://web.archive.org/web/20020310083512/http://... https://web.archive.org/web/20060903135947/http://... https://web.archive.org/web/20100115185939/http://... http://www.wga.hu/frames-e.html?/html/r/rubens/41p... https://www.worldcat.org/oclc/40732051 https://lccn.loc.gov/98066510 http://www.studio-international.co.uk/painting/dur... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Self-p...